Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Bài viết chuẩn seo chỉ với 6 bước đơn giản

Lang thang trên mạng tìm hướng dẫn Viết bài chuẩn Seo thì thấy vô số các kết quả trả về. Sau gần 1 tháng đọc các kiểu tài liệu hướng dẫn bài viết chuẩn Seo thì mình đúc kết lại bài viết của Bạn Thạch Phạm vẫn rất chất lượng cho dù bạn ấy đã viết cách đây 5 năm rồi nhé! Mình xin phép trích dẫn lại nhé! Các bạn cùng tham khảo:
"Xu hướng seo năm 2018, được nhiều người (trong đó có mình) đánh giá là một năm cạnh tranh khốc liệt giữa những xu hướng tập trung vào nội dung, lấy nội dung làm nền tảng phục vụ nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Xét theo khía cạnh tích cực mà nói thì nội dung không những giúp bạn có những traffic tập trung, nhắm đúng đối tượng cần hướng tới mà còn một phương pháp duy trì sự tương tác với độc giả về lâu dài. Không giấu giếm gì, mình đã có nhờ một người đi làm tư liệu để viết bài Hướng dẫn mở thẻ Visa Prepaid và verify PayPal với giá là 1 triệu cho 30 phút làm việc, có nhiều lý do thì mình mới chấp nhận đầu tư cho nội dung như vậy. Mình mong là các bạn cũng nghĩ thế.

Cái khó khăn khi viết nội dung đó là ý tưởng đã được mình gỡ rối một phần nào khi đã gợi ý cho bạn 30 hướng tìm ý tưởng viết bài. Nhưng chưa dừng lại ở đó, có ý tưởng rồi, nhưng viết như thế nào để bài viết đó có thể đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm ngay sau khi nó được đăng? Mình tin là mình sẽ giúp các bạn một phần nào trả lời câu hỏi này ngay trong bài hướng dẫn viết nội dung theo chuẩn SEO, hoặc mình có thể mượn một cụm từ chuyên môn và “mix” lại là SEO Copywriting. Let’s start!

BÀI VIẾT THEO CHUẨN SEO LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Mình thì ít thấy các cao thủ SEO Việt Nam nói nhiều về việc viết bài theo chuẩn SEO nên mình cũng không biết dùng từ ngữ thế nào cho thích hợp, vì vậy mình xin tóm lượt các tiêu chuẩn để một bài viết thân thiện với máy tìm kiếm là như thế nào.

Được viết tự nhiên, không lặp lại một từ khóa quá nhiều lần.
Các từ khóa quan trọng phải luôn được “mix” thành các từ khóa phụ liên quan. Ví dụ: Cài đặt WordPress và Cài blog WordPress
Từ khóa quan trọng nên xuất hiện 1 lần ở phần đầu tiên của bài viết, 2 lần ở đoạn giữa và 1 lần ở cuối bài.
Từ khóa quan trọng phải được đưa lên thẻ <title> và meta description.
Thẻ meta description phải chứa từ khóa quan trọng lẫn từ khóa phụ, được gọi là bổ nghĩa cho nó nhưng vẫn thân thiện với các truy vấn tìm kiếm.
Tiêu đề bài viết luôn được nằm trong cặp thẻ h1.
Các từ khóa quan trọng nên đưa lên thẻ heading (h2, h3 trong bài viết) và bôi đậm khi cần thiết, tránh in nghiêng và gạch chân. Cũng tránh kiểu bôi đậm 1 từ khóa nhiều lần.
Internal Linking nên dẫn tới các BÀI VIẾT khác với anchor text thích hợp và mỗi internal link đó đều nên có thẻ title.
Và quan trọng nhất, là chọn cũng như sử dụng từ khóa tối ưu nhất có thể, đây là mấu chốt của vấn đề.
Đó là một vài ý cơ bản của mình, có thể chưa hoàn toàn chính xác và đầy đủ cho lắm nhưng bản đầy đủ hơn mình chờ mọi người góp ý nhé. Bây giờ chúng ta tiến hành vào việc viết một bài viết theo chuẩn SEO.

6 BƯỚC VIẾT BÀI THEO CHUẨN SEO

Bước 1 – Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất

Có một vấn đề khá buồn cười ở đây là có một số bài viết mình luôn đứng top 1 nhưng lại nhận rất ít lượt truy cập vào đó, đơn giản là chủ đề bài viết đó không được nhiều người quan tâm. Và dần dần sau này, nếu các bạn có để ý kỹ thì sẽ thấy khi mình đăng một bài nào mà nhận được nhiều bình luận thì y như rằng bài sau lại có liên quan đến nó, vì mình biết rằng chủ đề này sẽ được nhiều người quan tâm, đó là cơ hội mình “hút” traffic rất tuyệt vời mà chúng ta không nên bỏ qua.

Vì vậy trước khi bạn bắt tay đầu tư một vài bài viết mà ta sẽ xác định nó làm nền tảng để kéo traffic về site thì hãy chọn các chủ đề mà được nhiều người quan tâm nhất nhưng vẫn trong khả năng viết lách của bạn. Vấn đề này bạn có thể sử dụng Google Trends để theo dõi tần suất tìm kiếm của một vài từ khóa mà bạn đang nhắm tới, hoặc là sử dụng Google Adword Keyword Tools để xem các từ khóa có chiều hướng tăng trưởng theo tháng hay một cách nào đó mà bạn cho là tốt nhất.

Vậy trong bài này, mình sẽ chọn một chủ đề mà đã giúp blog mình được phổ biến rộng rãi cũng như tăng mối quan hệ, đó là SEO. Mà cụ thể sẽ là Viết nội dung theo chuẩn SEO. Dưới đây là một vài lý do mà mình chọn chủ đề này:

Xu hướng SEO năm 2013 đang tập trung vào việc SEO nội dung và nhiều người đang quan tâm đến vấn đề này. 😀
Các chủ đề khác như Link Building đã có quá nhiều người viết.
Quy mô chủ đề này khá hẹp, dễ viết và tập trung vào từ khóa. Ví dụ nếu mình chọn đề tài là “Hướng dẫn SEO Onpage 2013”, nó cũng có liên quan đến vụ Bài viết chuẩn SEO nhưng nếu phân tích ra thì chủ đề nó quá rộng vì không chỉ là tối ưu bài viết mà còn phải tối ưu code, cấu trúc website, tốc độ tải trang,..v..v..blah blah…
Nói tóm lại, việc bạn cần làm ở bước 1 này là Chọn một chủ đề có liên quan đến các bài viết trước có trên site của bạn, thu hẹp quy mô nội dung của nó và chắc chắn là bạn phải viết tốt chủ đề đó.

Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research): Hãy chọn từ được nhiều người tìm.

Trước tiên, mình nhắc lại là hiện nay còn rất ít người tìm kiếm cái gì đó mà họ cần với một từ khóa ngắn. Ví dụ nếu như họ muốn nghe nhạc thì ít ai lại lên Google gõ “nghe nhac” bao giờ, tệ lắm thì cũng phải là “nghe nhac hay” hoặc “nghe nhac tre” gì đó. Vì vậy nếu bạn đang cố gắng focus vào một từ khóa ngắn mà bạn cho là phổ biến thì hãy xem xét lại, cho dù nó có phổ biến đi chăng nữa nhưng đối với một độc giả thông minh, có tiềm năng thì họ không bao giờ search như vậy trên Google.

Quay trở lại đề tài của mình, nếu như mình đang nhắm vào chủ đề Bài viết chuẩn SEO thì mình bắt buộc phải nghĩ đến các từ khóa mà độc giả có thể sử dụng để tìm bài viết giống bài mà mình sắp viết, một số gợi ý sẽ được mình đưa ra như:

Viết bài để SEO
Cách SEO nội dung
Viết bài thân thiện với Google
Cách SEO từ khóa khi viết blog
Bài viết theo chuẩn SEO
Các từ khóa được đưa ra ở đây bạn không nên chọn 1, tốt nhất là hãy chọn hết nhưng bắt buộc phải chọn ra 1 từ khóa trọng tâm. Các từ khóa còn lại bạn sẽ dùng làm từ khóa phụ và rải đều trong bài viết để khỏi gây nhàm chán cho người đọc nhưng vẫn bổ trợ từ khóa cho từ khóa chính. Nhưng nếu bạn có ít gợi ý thì sao?

Cách tìm thêm các ý tưởng đặt từ khóa trên Google Adword Keyword Tools
Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị tầm 5, 6 từ khóa phụ liên quan đến từ khóa chính. Nếu bạn chưa đủ thì bây giờ chúng ta sẽ sử dụng công cụ Google Adword Keyword Tools để tìm các từ khóa liên quan đến nó và sẽ có thể biết được nó có nhiều người tìm kiếm hay không. Khi vào đây nghiên cứu từ khóa thì bạn nên chú ý ở một số phần mà mình có đánh dấu vào ảnh dưới để có thể truy xuất kết quả ra một cách chính xác:
Do chủ đề mình chọn ở Việt Nam chưa có quá nhiều người tìm kiếm nên kết quả trả về khi nghiên cứu rất chán, vì vậy mình sẽ không hướng dẫn chi tiết trên đây. Nhưng bạn có thể vào đó để tìm các gợi ý từ khóa, tốt nhất là hãy chọn các từ khóa có độ cạnh tranh từ trung bình đến thấp nhưng có lượng tìm kiếm cục bộ mỗi tháng cao.
(Khuyến khích) – Thăm dò đối thủ
Một vấn đề mà bạn cũng nên chú ý trước khi đăng một bài viết quan trọng đó là hãy thăm dò các bài viết khác trên mạng cùng chủ đề mà đó sẽ trở thành “đối thủ” của bạn khi bài viết được đăng ra. Các tiêu chí bài viết để có thể giúp bạn vượt mặt đối thủ:

Lượng comment phải nhiều.
Bài viết chi tiết, dễ hiểu, trang trí gọn gàng hơn so với đối thủ.
Tối ưu từ khóa trên title, description tốt hơn đối thủ.
Đại loại là như vậy, ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác nhưng nó còn phụ thuộc vào từng chủ đề nên mình không nói chi tiết ra đây. Theo chủ đề của mình đã chọn là Viết bài chuẩn SEO thì khi lên Google mình tìm kiếm với từ khóa “bai viet SEO” thì nó ra những kết quả như sau:
Như vậy bạn có thể thấy 6 kết quả đầu tiên đều focus vào từ khóa “viết bài” và lấy từ khóa “SEO” làm từ hỗ trợ cho nó. Lúc này mình phải suy nghĩ, liệu mình có nên tiếp tục focus vào từ khóa Viết bài để SEO hay Viết bài chuẩn SEO hay không khi đã có nhiều người focus cùng một lúc? Câu trả lời này có thể tùy vào mỗi người, ai thích thử sức thì cứ focus còn ai muốn tìm một con đường khác tối ưu hơn là đối đầu thì tìm từ khóa khác tốt hơn nhưng vẫn có thể vượt mặt được các bài viết kia. Và sau khi suy nghĩ thì mình quyết định chọn cụm từ khóa “Viết nội dung” làm từ khóa chính và các cụm từ như “Viết bài”, “SEO”, “chuẩn SEO” đều sẽ thành từ khóa phụ. Bởi vì:

Từ khóa “nội dung” đang dần được sử dụng nhiều trong giới SEO, nào là “Phát triển nội dung”, “SEO nội dung”…v…v..nó tốt hơn là từ khóa “viết bài”.
Ít sự cạnh tranh nhưng có chiều hướng tăng dần.
Cụm từ “Nội dung” bạn có thể lái sang từ khóa “viết bài” một cách dễ dàng.
Rồi, vậy ngay bây giờ mình đã có thể bắt tay vào làm các công việc tiếp theo để có một bài viết theo đúng chuẩn SEO.

Bước 3 – Lên cấu trúc cho bài viết
Sau khi bạn đã có “trên tay” những từ khóa mà bạn biết là sẽ tập trung vào bài viết thì dường như bạn đã đi được 50% đoạn đường, đối với mình thì cứ có từ khóa là có tất cả, mình hy vọng bạn cũng sẽ như vậy.

Nhưng để bài viết của bạn trở nên chất lượng, độc giả dễ đọc, dễ hiểu, chuyên nghiệp, nội dung mạch lạc…v..v..thì điều quan trọng nhất là bạn phải có một cấu trúc bài viết thật hoàn chỉnh. Một bài viết chất lượng không bao giờ được viết một mạch từ đầu tới cuối vì như thế rất khó đọc, nó nên được chia ra thành từng phần theo thứ tự hợp lý để độc giả có thể nắm bắt nội dung khi rê chuột lướt qua nội dung mà không cần cắm mặt vào đọc.

Mặt khác, hãy vận dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) làm tiêu đề bài viết vì từ đó tới giờ bot tìm kiếm luôn chú tâm vào các thẻ này hơn là các từ in đậm. Hãy thử xem ví dụ của một cấu trúc bài viết theo chủ đề mà mình đã chọn ở bước 1, đó cũng là bài viết mà bạn đang đọc đây.

Bài viết chuẩn SEO là như thế nào?

7 bước viết bài theo chuẩn SEO

Bước 1 – Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất
Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa
(Tự chọn) Thăm dò đối thủ
Bước 3 – Lên cấu trúc bài viết
Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO
Bước 5 – Viết tiêu đề hấp dẫn, thu hút, chuẩn SEO
Lời kết

Đó là một cấu trúc bài viết mà mình thường viết, nội dung luôn được chia ra mỗi phần. Và nếu bạn chưa bao giờ làm điều này thì hãy áp dụng ngay, bài viết của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn nhiều.

Lưu ý là tại mỗi tiêu đề của mỗi phần, bạn nên đặt thẻ heading cho nó từ h2 đến h4. Trong WordPress bạn có thể đặt thẻ heading cho một cụm từ nào đó bằng cách bôi đen và chọn thẻ Heading tương ứng trong menu đổ Paragraph ở khung soạn thảo.

Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO
Bạn có thể dễ dàng nhận ra một điều là sau khi có được cấu trúc bài viết hoàn chỉnh, bạn có thể dễ dàng bắt tay vào việc viết nội dung, ý tưởng từ đó cũng luôn được tuôn trào ra không ngừng nghỉ. Nhưng nói riêng về việc viết nội dung thì không có một công thức hoàn chỉnh nào cả, cũng như những nhà văn luôn luôn có một phong cách viết khác nhau chẳng ai giống ai. Vì vậy theo mình, để trở nên viết tốt thì chỉ còn cách là viết thật nhiều, viết mọi lúc mọi nơi, viết về mọi thứ, tốt nhất là nên tạo một blog tập tành làm blogger để luyện kỹ năng viết trở nên bá đạo hơn. Hoặc là bạn có thể tham khảo các bài viết của người khác, đọc blog hằng ngày cũng là một cách tốt để luyện kỹ năng viết.

Có một vấn đề mà bạn có thể nhận thấy ở các blogger chuyên nghiệp đó là họ viết như nói – nói như thể đang viết, họ có thể “đồng bộ hóa” giữa lời nói và chữ viết để có thể truyền đạt đầy đủ các cảm xúc đến người đọc. Vì vậy khi bắt tay vào việc viết nội dung, hãy tạm quên đi các từ khóa mà bạn đã chọn trước kia, tập trung hoàn toàn vào việc diễn đạt bài viết để nó trở nên tự nhiên nhất, không bị gò bó một cách khô khan. Sau khi viết xong, bạn có thể đọc lại bài viết đó và sửa lại các từ khóa để nó tối ưu hơn, tránh từ khóa trở nên lan man, thiếu tập trung hoặc bị lặp lại quá nhiều lần.

Đừng quên đặt liên kết nội (internal link) vào bài viết
Có thêm một yếu tố mà TẤT CẢ các Copywriter khác đều áp dụng đó là chèn liên kết trở tới các bài viết có liên quan đến một cụm từ khóa nào đó vào trong bài. Điều này không những bạn tạo điều kiện cho bot tìm kiếm tiếp tục cập nhật lại bài viết cũ, tăng Page Authority cho trang đó mà còn giúp bạn tăng Pageview đáng kể vì biết đâu các liên kết nội đó lại có ích cho người đọc thì sao. Còn cách thức chèn liên kết nội thế nào cho chính xác á? Không biết ai làm sao chứ mình thì làm hoàn toàn bằng thủ công, tức là tự tay lục lại các bài viết đó rồi chèn vào, chính xác 100%.  :band:

Nên xem: Tải các plugin hỗ trợ xây dựng liên kết nội bộ.

Cũng đừng bỏ đi liên kết ngoại
Nếu trong bài viết của bạn đã có vài liên kết nội thì cũng nên nghĩ tới việc chèn liên kết trỏ ra ngoài (trỏ ra những website khác, hay còn gọi là Outbound Link). Thực ra mà nói, mình không rõ liên kết ngoại có ảnh hưởng đến quá trình SEO hay không nhưng mình có 3 lý do chính để thường xuyên chèn liên kết trỏ ra ngoài:

Tăng thêm sự phong phú cho bài viết với các liên kết dẫn đến các bài viết liên quan ở blog khác.
Thắt chặt các mối quan hệ giữa mình và các website khác, cũng là một cách giao lưu rất “tình cảm”.
Kiếm pingback/trackback từ bài viết được trỏ tới. Đây cũng là một dạng backlink khá là chất lượng, nhưng chỉ có tác dụng với những trang có bật tính năng pingback/trackback mà thôi.

Bước 5 – Viết tiêu đề thật tối ưu cho SEO và phải hấp dẫn
Tiêu đề được xem là bộ mặt cho cả bài viết đó mà độc giả không cần đọc bài cũng hiểu được bạn sẽ viết gì trong đó. Một tiêu đề tốt thường thì hội đủ các yếu tố sau đây:

Ngắn gọn nhưng miêu tả đầy đủ nội dung.
Chứa từ khóa chính mà bạn đang focus.
Hấp dẫn, nhìn phát bấm vào luôn.
Chỉ vậy thôi. Giải thích thì hơi dài dòng, bạn thử so sánh 2 tiêu đề bài viết dưới đây:

Lựa chọn 1: Cách viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
Lựa chọn 2: 6 bước viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
Lựa chọn 3: Hướng dẫn viết bài theo chuẩn SEO toàn tập
Vậy nếu là bạn, bạn sẽ click vào tiêu đề nào khi nhìn thấy 3 tiêu đề như trên? Mình sẽ phân tích từng tiêu đề như sau:

Lựa chọn 1: Cũng ngắn gọn, cũng chứa từ khóa quan trọng nhưng có vẻ không thu hút cho lắm vì độc giả không chắn chắn 100% là bài đó có chất lượng hay không hay chỉ đơn thuần là một bài gợi ý.

Lựa chọn 2: Cũng ngắn gọn và chứa từ khóa quan trọng nhưng lợi thế của nó là nói rõ “làm 6 bước”, lúc này độc giả sẽ biết rằng đây là một bài hướng dẫn step-by-step, khá là bổ ích cho những người mới nhập môn.

Lựa chọn 3: Cũng hấp dẫn cho người mới nhập môn nhưng cái từ “toàn tập” đôi khi không được nhiều người dùng cho lắm.

Như vậy, ở đây mình sẽ chọn lựa chọn 2. Các tiêu đề kiểu như thế này luôn dễ gây thu hút cho người đọc, nhưng cũng rất dễ chán nếu blog bạn toàn áp dụng kiểu đặt tiêu đề như thế nào. Tốt nhất là chỉ áp dụng cho các bài quan trọng, phù hợp mà thôi.

Bước 6 – Hãy chắc chắn bạn đã “rải” đủ các từ khóa vào bài viết
Như bước 4 mình có nói là khi viết xong nội dung thì bạn nên đọc lại bài viết một lần nữa và sửa lại các từ khóa trong bài để tối ưu hơn. Từ khóa tối ưu không phải là nó được lặp đi lặp lại từ đầu tới cuối bài viết mà là hãy áp dụng các từ khóa phụ chèn xen kẽ vào để có sự thay đổi, mặt khác bạn cũng tránh được Penguin về việc cố ý nhồi nhét – spam từ khóa.

Bạn nên tham khảo bài viết Cách đặt từ khóa tối ưu để có thể biết chính xác những vị trí nào bạn cần đặt từ khóa quan trọng, ở đâu cần đặt từ khóa phụ.

SAU KHI ĐĂNG BÀI NÊN LÀM GÌ?
Đôi khi không phải một bài viết được đăng lên là nó có thể đạt được thứ hạng cao nhất, mà muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi bạn phải làm thêm một số bước nữa để vừa tăng tốc thời gian index, vừa dễ dàng đạt thứ hạng tốt nhất trong thời gian ngắn. Đây là một số việc mình thường làm sau khi đăng một bài viết:

Tự like và +1 bài đó ngay lập tức.
Chia sẻ bài viết đó lên Facebook, Google+ và Twitter ngay tức khắc.
Sử dụng Onlywire để tự động đăng bài lên các trang Social Bookmarking và Social Networking khác.
Giới thiệu cho bạn bè để họ đọc và gửi comment, bài càng nhiều comment thì từ khóa của bài đó càng đa dạng vì Google có index cả các comment của độc giả mà.
Trỏ link bài viết mới vào bài viết cũ có liên quan và ngược lại.
LỜI KẾT
Tới đây thì coi như bạn đã vừa viết được một bài khá là thân thiện với máy tìm kiếm, hợp chuẩn SEO rồi. Sau khi viết xong bài thì các bạn nên tự đặt ra một số câu hỏi nữa để có thể tối ưu bài viết tốt hơn. Một số câu hỏi như thế này bạn cần trả lời mỗi khi viết một bài:

Cấu trúc bài viết đó có dễ hiểu không? Có cần sửa lại cấu trúc để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung hay không?
Bài viết của mình đã có video hoặc hình ảnh chưa? Nếu chưa thì nó sẽ có ích và thú vị hơn khi chèn thêm ảnh hay video vào bài hay không?
Bài viết này có mang lại giá trị cho độc giả hay không? Có chắc là sẽ nhiều người thích nó rồi đi chia sẻ nó hay không?
Bài viết đã sử dụng đầy đủ các từ khóa phụ mà bạn đã tìm ra ở bước 2 chưa?
Đọc lại bài viết một lần nữa, có chỗ nào sai chính tả, sai câu cú hay mắc lỗi diễn đạt ngớ ngẩn nào không?
Hãy nhìn lại các đối thủ, liệu bạn có chiếm được vị trí cao sau khi bài viết này đăng 2, 3 ngày? Có cần tối ưu lại nữa không?
Nếu bạn có thể trả lời tốt được các câu hỏi trên thì bạn sẽ có câu trả lời liệu có nên nhấn nút Publish để đăng bài này hay không. Chúc các bạn thành công, còn bản thân mình, mình vừa hoàn thành xong một bài viết theo chuẩn SEO và mình sẽ đăng bài này lên blog, đó là bài các bạn vừa đọc xong."
Trên đây là toàn bộ nội dung của bạn Thạch Phạm mà mình vừa trích dẫn. Mong các bạn hãy lựa chọn cho mình cách Viết Bài chuẩn seo tốt nhất. Mình đã áp dụng cách của Thạch Phạm vào bài viết này:

http://sieuamthai.com/cac-chi-so-cua-thai-nhi-chi-tiet-nhat-qua-cac-tuan-tuoi.html

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

33 việc cần làm để xây dựng back link

Xây dựng backlink có lẽ là đề tài được bàn tán và thảo luận nhiều nhất trong các cuộc thảo luận về SEO. Không giống như SEO On-page, SEO Off-Page (Xây dựng backlink) không có một giới hạn nào về các phương pháp áp dụng, hiệu quả hay không thì tùy thuộc vào trình độ và sự sáng tạo của chiến dịch xây dựng backlink. Quy ra cho cùng, mục đích của việc xây dựng backlink đó là cố gắng đặt link của website mình lên càng nhiều website khác càng tốt, link có thuộc tính dofollow được đặt trên các trang có PR cao thì càng tuyệt vời hơn.

Mình đã từng thấy nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề xây dựng backlink như “Làm sao để xây dựng backlink hiệu quả?, Cách tìm blog dofollow như thế nào? Xây dựng backlink ra sao để không bị Google phạt?“..v..v..rất nhiều các câu hỏi tương tự được đưa ra, nhưng câu trả lời của mình đó là:

“Cứ xây dựng backlink theo một cách tự nhiên, đi đến đâu thì cố gắng bổ sung nội dung, comment rồi nhân tiện đặt link của website mình lên. Không cần biết nó là dofollow hay nofollow, chỉ là đừng có spam vô tội vạ là được“.

Vì sao mình lại nói không cần biết nó là dofollow hay nofollow?

Thưa các bạn, Google nhận biết một hành vi mua bán backlink thông qua việc kiểm tra tỷ lệ backlink dofollow của bạn. Dĩ nhiên backlink được mua thì mang 2 yếu tố “Dofollow và PR cao”. Vì vậy nếu không muốn bị Google gửi thư là bạn đang có chiến dịch tạo liên kết không tự nhiên, thì hãy duy trì tỷ lệ nofollow và dofollow là 50/50. Tiếp theo, đối với nhiều người mới, đừng cố gắng tìm hiểu làm sao để tìm blog dofollow, làm thế nào để xây dựng backlink chất lượng. Các bạn cứ đi xây dựng backlink theo cách của mình, tìm được trang nào thì làm trang đấy, dần dà bạn sẽ biết cách điều chỉnh phương pháp xây dựng backlink của mình hiệu quả hơn. Đó là mình khuyên thật lòng.

Nhưng để dễ dàng cho các bạn hơn và biết nên làm gì để có backlink, mình xin chia sẻ cho các bạn 33 việc làm mà bạn có thể nhận được backlink, chất lượng cũng có mà không chất lượng cũng có.

Xây dựng backlink: 33 việc cần làm
1. Tạo một bài viết giống như bài này. Thông thường thì người ta cho rằng đây là một bài viết rất có giá trị và đối với một số người thì khó mà cưỡng lại việc share cho người khác hoặc copy vào website của họ.

2. Tạo một bài viết hướng dẫn tổng hợp giống như 10 cách tìm blog dofollow. Hãy thử tưởng tượng bạn đang tìm hiểu SEO, và bạn biết một vài người khác đang cần tìm hiểu cách tìm blog dofollow, lúc đó bạn sẽ làm gì?

3. Tạo một kho dữ liệu rộng lớn về một chủ đề đặc biệt nào đó.

4. Tạo một bài tổng hợp các bài viết hay về một chủ đề cụ thể, nó rất có ích với những người cần tìm một bài viết nào đó với thời gian tối thiểu.

5. Cố gắng viết một bài thật “khủng”, chi tiết nhất có thể. Bạn sẽ thấy một vài backlink từ website khác trỏ về do họ copy bài của bạn, tất nhiên trong bài không thể thiếu các backlink nội bộ.

6. Viết những chủ đề mà bạn chắc chắn sẽ có nhiều người hiểu những gì bạn truyền tải và được nhiều sự chú ý. Chẳng hạn như các bài viết “ném đá quăng tạ” như TinKhoTin.

7. Khắc phục tối đa lỗi chính tả, dấu chấm cấu, ngắt dòng. Nếu bạn viết tiếng Anh thì điều này càng quan trọng, không ai muốn trích dẫn link của bạn khi bài viết của bạn có quá nhiều lỗi chính tả.

8. Đăng bài viết của bạn (100% không copy) lên các trang article như EzineArticle, GoArticle, iShare,..v.v..Cách này rất hiệu quả, các trang article đó cũng có thứ hạng khá cao và backlink dofollow.

9. Đăng bài của bạn lên các trang tạp chí, tin tức khác có cùng chủ đề (chỉ những website nào cho phép gửi bài cộng tác). Ví dụ nếu bạn có bài viết về SEO thì đăng lên WebProNews (tiếng Anh), hoặc nếu bạn có bài về WordPress thì đăng lên Thach Pham Blog (tiếng Việt). Dĩ nhiên, các bài viết này là bạn phải tự viết, bạn chưa đăng ở bất cứ đâu kể cả website của bạn.

10. Đăng bài lên các trang Press Release (chỉ bài viết tiếng Anh). Cách này mình đã nhắc tới và có hướng dẫn sơ sơ ở bài viết Hướng dẫn xây dựng backlink tự động.

11. Trao đổi bài viết với các blogger/webmaster khác và đặt backlink cho nhau. Cái này cũng na ná như một hình thức guest blogging thôi.

12. Submit website lên DMOZ, cách này tuy cũ nhưng vẫn còn chút tác dụng.

13. Submit website lên các trang directory trả tiền. Cũng là cách cũ nhưng vẫn còn có tác dụng khá cao.

14. Nếu bạn có nhiều website, hãy tạo ra một danh mục trên mỗi website của bạn và trỏ link cho nhau.

15. Đăng bài lên các trang Social Bookmarking như Linkhay, Digg..v.v..ở đó có rất nhiều các webmaster và blogger khác để họ có thể tìm được nội dung của bạn và trích dẫn nếu nó có ích.

16. Nếu bạn thường xuyên lướt Facebook, Tumblr thì chắc cũng thấy khá nhiều Meme được chia sẻ mỗi ngày, hãy để ý xem Meme nào đang có xu hướng hot và hãy tự làm 1 Meme theo xu hướng đó, sau đó đăng lên Tumblr kèm theo link website của mình ở phần source link hay mô tả.

17. Nếu bạn là một doanh nghiệp, hãy đăng nó lên các thư viện website dành riêng cho doanh nghiệp, tổ chức thương mại hóa.

18. Khởi động một chương trình affiliate, hãy nhìn các marketers khác đang chia sẻ các link affiliate mỗi ngày là biết.

19. Trả lời câu hỏi trên Yahoo! Answer, Google Groups , Google Answers và nhớ trỏ link đến bài viết của bạn có liên quan với các câu hỏi.

20. Lên Wikipedia tìm các bài viết có nội dung liên quan tới website bạn và tiến hành sửa đổi, thêm chi tiết cho thông tin kèm theo link website của mình. Nếu chưa có thì hãy tự viết.

21. Tham gia cộng đồng Squisdoo và viết bài trên đó, đồng thời ở mỗi bài viết bạn có thể thêm các backlink của mình vào trong nội dung. Nếu bài của bạn có ích thì vài ba backlink sẽ không khiến ai khó chịu đâu ^^.

22. Đa phần các forum đều cho phép bạn chèn link vào chữ ký, hãy tận dụng chèn link website của bạn vào đó và đi post khoảng 5 bài mới cùng 10 cái reply ^^.

23. Tạo thêm nhiều blog phụ và tự trỏ link cho nhau. < Dễ bị Google chém.

24. Khi viết blog, nhớ dẫn link tới các bài viết của những blogger khác, nếu blogger đó thân thiết với bạn thì càng tốt. Bởi thông thường tất cả các blogger chuyên nghiệp đều theo dõi xem ai đặt backlink cho họ và họ sẽ ghé thăm website của bạn. Đồng thời hãy nhắc nhở họ đặt lại link cho bạn nếu thấy các bài viết của bạn có ích.

25. Bình luận trên blog khác. Các liên kết ở phần bình luận có lẽ không mấy hiệu quả với việc SEO nhưng nếu bình luận của bạn có giá trị, bạn sẽ nhận được rất nhiều lượt truy cập, từ đó sẽ có nhiều người biết tới blog của bạn và sẽ giúp bạn có thêm cơ hội quảng bá blog rộng rãi hơn.

26. Mua backlink tại Botw.

27. Cố gắng thiết kế blog bạn thật đẹp, sẽ có nhiều người chú ý và mang giao diện của bạn lên các diễn đàn thảo luận. Giống như 1 vài người đã làm với blog của mình.  :ah:

28. Tài trợ cho các cuộc thi trên các website khác với quy mô nhỏ, 100% là họ sẽ đặt link tới website của bạn ở các bài viết nói về cuộc thi.

29. Tạo một chương trình quà tặng hoặc một cuộc thi, nhiều người chú ý thì kiểu gì lại không có người chia sẻ các liên kết của bạn trên những website khác. Tiêu tốn $100, $200 như thế này rất đáng và hiệu quả hơn là bỏ tiền ra chi cho các chi phí liên quan để xây dựng backlink.

30. Tự tạo một bộ sưu tập các công cụ trực tuyến có ích, người ta thấy hay và có ích thì sẽ chia sẻ thôi. Giống như bài Hướng dẫn tìm blog commentluv của mình trỏ tới một công cụ tự tìm blog CommentLuv đó.

31. Nếu bạn có khả năng thiết kế, thì hãy tập thiết kế các giao diện cho các nền tảng website nổi tiếng như WordPress, Joomla và đừng quên đặt “Design by XXX” ở cuối footer. Sau đó chia sẻ miễn phí.

32. Đăng các bức ảnh thật độc và phù hợp với xu hướng đang hot hiện tại. Sau đó viết mô tả khoảng 300 chữ cho bức ảnh đó và đặt link website của bạn vào cuối bức ảnh đó.

33. Phóng vấn một người nào đó có tầm ảnh hưởng tương đối khá ở chủ đề của bạn, sẽ có người chú ý và dẫn link tới bài viết của bạn, đặc biệt là các blog.

Lời kết
Lại một lần nữa mình chỉ toàn nói lý thuyết suông chứ không viết một bài hướng dẫn cụ thể. Nhưng mình nghĩ cách thực hiện cũng không có gì mới ngoài việc viết và đăng, nếu có khác thì chỉ khác hình thức xây dựng backlink mà thôi. Hy vọng với danh sách ngắn này, các bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn vào chiến dịch xây dựng backlink của mình hiệu quả hơn. Nếu bạn có thêm những cách nào khác để xây dựng backlink hiệu quả và tốt hơn mà bạn muốn chia sẻ nó, hãy đặt nó ngay tại phần bình luận và điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho mình và những người khác đang tìm hiểu cách xây dựng backlink. Cám ơn tất cả mọi người.
Các website tôi hay sử dụng để xây dựng liên kết:
http://assoc.nstu.ru/forum/?PAGE_NAME=profile_view&UID=184463
https://digg.com/u/taxinoibai
https://www.informationweek.com/profile.asp?piddl_userid=288116
https://www.darkreading.com/profile.asp?piddl_userid=288116
http://sphinxsearch.com/wiki/doku.php?id=taxinoibai
http://jh.my.com/wiki/doku.php?id=taxinoibaihanoi
http://www.tincantourists.com/wiki/doku.php?id=taxinoibaihanoi
https://www.ietf.org/registration/MeetingWiki/wiki/doku.php?id=taxinoibaihanoi
https://trello.com/taxinoibaihanoi/

Nguồn: Thạch Phạm